BÀI HỌC STEM ĐỐI LỚP BỐN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC LỢI

Lượt xem:

Đọc bài viết

Thấy được hoạt động giáo dục STEM có vai trò quan trọng trong việc thực hiện  ở cấp Tiểu học, góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh Tiểu học, nhất là đối với các em học sinh lớp Bốn. Ngay sau khi trường tiểu học Đức Lợi  tổ chức tập huấn cho giáo viên toàn trường về nội dung đó, các tiết học STEM đã được đưa vào thực hiện  dạy ở từng khối lớp. Cô Đỗ Thị Xuân Tuyền cũng đã thực hiện dạy BÀI HỌC STEM với chủ đề HÌNH BÌNH HÀNH BIẾN HÓA cho các em học sinh lớp 4B theo sự phân công của chuyên môn.

Bước vào lớp, điều khiến tôi ấn tượng đó là cách bố trí sắp xếp chỗ ngồi của các em học sinh được cô giáo bố trí ngồi học theo nhóm – một cách sắp xếp đặc trưng của dạy học STEM. Nhìn nét mặt các em học sinh bạn nào cũng vui tươi và thích thú.

Hình ảnh học sinh ngồi học theo nhóm trong tiết học STEM

Với hoạt động mở đầu nhằm để tạo tâm thế cho học sinh tham gia sâu vào bài học ở các hoạt động tiếp theo cô Tuyền đã cho học sinh  khởi động bằng trò chơi  “Hình nào biến mất” . Từ trò chơi đó cô giáo đã khéo léo giới thiệu bài và dẫn dắt sang hoạt động giao nhiệm vụ cho học sinh luyện tập và vận dụng.

Đến hoạt động này có lẽ là điều mà học sinh mong chờ nhất vì các em được vận dụng những kiến thức vừa học và bằng sự sáng tạo của mỗi cá nhân để làm ra những sản phẩm có tính giáo dục cao.

Từ việc chia nhóm linh hoạt và bằng với những vật liệu được cô chuẩn bị sẵn  học sinh đã được thực hành làm ra sản phẩm. Khi được làm sản phẩm tôi đã thấy được học sinh không có em nào ngồi chơi mà các em làm việc một cách tích cực ,chăm chú. Đó là điều tôi cũng học hỏi được khi tổ chức cho học sinh học tập. Khi đã có nhiệm vụ rõ ràng cho từng học sinh thì các em sẽ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình làm sản phẩm. Em nào cũng muốn thể hiện sự sáng tạo của bản thân với nhiệm vụ được phân công. Tránh được hiện tượng em làm việc, em ngồi chơi. Từ việc hoạt động thực hành đã hình thành được cho học sinh năng lực học tập cá nhân và phẩm chất trách nhiệm của bản thân trong hoạt động học tập. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ các nhân các em đã biết phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm để cùng hoàn thiện sản phẩm chung của cả nhóm. Từ việc hoạt động nhóm lại tiếp tục hình thành được cho học sinh năng lực giao tiếp hợp tác và phẩm chất trách nhiệm của bản thân trong hoạt động nhóm.

 

Hình ảnh học sinh chăm chú tích cực khi thực hành làm sản phẩm

Khi đã hoàn thành được sản phẩm các em được lên trình bày, chia sẻ cách làm  tờ lịch, nguyên liệu để làm tờ lịch sáng tạo. Trong khi các nhóm lên trình bày, các em đã biết đánh giá nhận xét kết quả của của nhóm bạn. Trong quá trình nhận xét, khi học sinh nhận xét sản phẩm chưa sâu thì cô Tuyền đã linh hoạt định hướng cho học sinh nhận xét sản phẩm của nhóm bạn dựa trên những tiêu chí ban đầu cô đưa ra khi làm sản phẩm. Khi có sự định hướng của cô giáo thì việc chia sẻ, nhận xét của các em có chiều sâu và trọng tâm hơn. Đồng thời sản phẩm đã thể hiện được toàn bộ nội dung của bài học STEM. Và cuối cùng ngoài việc đánh giá sản phẩm các em còn được đánh giá cá nhân kết quả làm việc nhóm. Đó cũng là điều tôi ấn tượng trong giờ học.

 

Hình ảnh học sinh chia sẻ sau khi hoàn thành sản phẩm

Đây là giờ học STEM thứ nhất mà tôi được dự giờ, qua việc tổ chức dạy học của đồng chí Tuyền đã giúp tôi hiểu rõ hơn và sâu hơn quy trình thiết kế kỹ thuật của một giờ học STEM.